Đứt dây chằng chéo trước
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Phuc hoi day chang dau goi sau

Go down

Phuc hoi day chang dau goi sau Empty Phuc hoi day chang dau goi sau

Post by Admin Fri Dec 02, 2016 4:27 pm

Đứt dây chằng đầu gối sau là tổn thương thường gặp trong khớp gối nhưng mức độ ít hơn so với dây chằng đầu gối trước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chấn thương làm duỗi gối quá mức. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một số bài luyện tập đầu gối trước bằng phương pháp nội soi.

Tham khảo thêm bài viết chi phi mo day chang cheo truoc để tìm hiểu thêm về các khoản chi phí của 1 ca phẩu thuật

Phuc hoi day chang dau goi sau T710



Đứt dây chằng đầu gối sau thường gặp:

Trường hợp đơn thuần hoặc đứt 2 dây chằng trước và sau hoặc kết hợp một số tổn thương khác của sụn chêm.
Khi dây chằng đầu gối sau bị chấn thương, xương chày sẽ bị trượt ra sau quá tiêu chuẩn so với xương đùi, do vậy khớp gối bắt đầu mất vững làm người bệnh đi lại khó khăn.
Để đo lường mức độ lỏng gối khi gặp đứt dây chằng đầu gối sau ta dùng nghiệm pháp dấu hiệu ngăn kéo sau.
Nếu dây chằng sau bị thương tổn nặng ảnh hưởng nhiều đến đi lại và chơi thể thao thì người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật tái tạo dây chằng nếu đủ điều kiện cho phép.
Phương pháp phổ thông dùng để tái tạo dây chằng đầu gối sau hiện nay là tiến hành mổ nội soi, chất liệu được sử dụng để tái tạo là gân tự thân hoặc đồng loại.
Sau tiến hành mổ nội soi người bệnh được xây dựng lộ trình vật lý trị liệu phù hợp nhằm lấy lại khả năng linh hoạt của khớp gối, dưới đây là một số bài tập thường được sử dụng:
Bài tập phục hồi chức năng gồm những giai đoạn sau :

Từ ngày thứ 1 đến thứ 2 sau mổ:

Tiến hành chườm đá lạnh độ cỡ 20 phút/lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ nhằm giảm đau và sưng nề khớp gối.
Tập di động xương bánh chè.
Kể từ sau mổ bắt đầu mang nẹp đùi cẳng chân. Tập dạng và khép khớp háng, tập các tư thế giúp cho việc vận động khớp cổ chân. Bài tập trong khoảng 10 động tác trên 1 giờ. Tập nâng chân khỏi giường có sự hỗ trợ.
Bài tập cơ đùi và cơ cẳng chân nhằm tác động đến cơ tĩnh trong nẹp.
Người bệnh mang nẹp từ 4 đến 6 tuần để chắc chắn kiểm soát được cơ lực.
Kể từ ngày thứ 2 sau mổ:

Bắt đầu từ thời gian này người bệnh sử dụng nạng , đeo nẹp gối duỗi, tập dựng dậy thử sức với 50% trọng lượng cơ thể lên chân bệnh.

Thời kì từ ngày thứ 3 tới hết tuần thứ nhất sau phẫu thuật :

Người bệnh vẫn tiếp tục các bài tập ở ngày 1 và ngày thứ 2 nhưng cường độ tăng lên.
Mục tiêu: Giảm sưng nề, giảm đau khớp gối, lấy lại tầm vận động khớp gối ở tư thế duỗi.
Tiếp tục tập các bài tập như ngày 1 & 2 sau phẫu thuật với cường độ tăng dần.
Đeo nẹp trong suốt ngày và đêm.
Nâng cao khả năng kiểm soát cơ đùi.
Người bệnh tập đi lại với 2 nạng nách trợ giúp, gối đeo nẹp tư thế duỗi.
Thời kì từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4:

Người bệnh vẫn tiếp tục các bài tập co duỗi khớp gối trong nẹp, tậpnâng chân với nẹp.
Giai đoạn này người bệnh có thể tháo nẹp 3 lần  trong một ngày : Ý thức tập vận động gập gối thụ động đến 60 độ.
Đến tuần thứ 4 gập gối đến 90 độ . Vận động khi có sự hỗ trợ và tự thân.
Tập vận động duỗi gối từ 60 độ đến 0 độ .
Làm chủ các bài tập vận động làm mạnh sức cơ ở tư thế gối duỗi hoàn toàn.
Cho chân mổ chịu một phần trọng lượng của cơ thể.
Trong 4 đến 6 tuần người bệnh đi lại với nạng
Nếu thấy hiện tượng khớp gối sưng đau  người bệnh nên ngừng tập, chườm lạnh khớp gối.
Sau tuần thứ 4 : khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối gập 90 độ, sức cơ đùi phải mạnh.
Thời kì từ tuần thứ 5 đến hết tuần 6

Người bệnh duy trì các bài tập vận động trong nẹp và khi tháo nẹp như thời gian trước nhưng mức độ tăng.
Duy trì tập luyện duỗi khớp gối tối đa.
Luyện tập vận động gập gối 90 độ và gập hơn nữa đến 110 độ
Tập duỗi gối chủ động từ 90 độ về 0 độ .
Tập nâng và khép khớp háng ở tư thế duỗi khớp gối hoàn toàn.
Đeo nẹp ngay cả khi đi lại và trong lúc ngủ
Tăng khả năng chịu trọng lượng cơ thể của chân bệnh lên 75%, đi lại với nạng
Có thể bỏ nẹp đùi cẳng chân trong tuần thứ 6
Luyện tập các động tác xuống tấn, nhún đùi để gối duỗi từ 90 độ về 0 độ và ngược lại, luyện tập từ từ và tăng dần tốc độ lên
Tập bước trên cầu thang ( 1 bậc )
Thời kì từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 10 :

Tăng khả năng gấp gối lên 120 độ và tiến đến hết cỡ khi đến tháng thứ 3
Tập ngồi xổm đến 90 độ
Sử dụng tạ từ 1 đến 2 kg khi nâng chân và khép háng
Tại tuần thứ 8 người bệnh chịu hoàn toàn trọng lượng lên chân bệnh
Đạp xe đạp.
Tập lên xuống cầu thang.
Tập đi bộ
Thời kì từ tuần 11 đến tuần thứ 16:

Tiếp tục các bài tập thời gian trước nhưng tăng cường hơn
Hoàn thành mức độ gập duỗi khớp gối chủ động ở mức độ bình thường
Tập chạy nhẹ.
Thời kì từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6 :

Tăng cường sức mạnh cơ đùi ở các bài tập
Tập chạy tốc độ tăng dần : không nên chạy vòng hoặc xoay khớp gối.
Quay lại chơi thể thao
Thời kì từ tháng thứ 7 :

Trở lại các hoạt động bình thường trước kia
Có thể chạy, nhảy và các hoạt động khác
Theo dõi và tái khám

Thời gian đầu sau mổ 2 tuần người bệnh được tái khám. Tiếp đó cứ sau 1 tháng được tái khám 1 lần đến khi trở lại hoạt động bình thường.

Nguồn: http://daychangcheo.com/


Admin
Admin

Posts : 45
Join date : 2016-10-27

https://dutdaychangcheo.board-directory.net

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum